CÁC HÌNH THỨC CHO VAY VỐN PHỔ BIẾN

Bạn đang có nhu cầu vay vốn ngân hàng? Các hình thức cho vay vốn phổ biến của các ngân hàng cho vay là như thế nào? Hiện nay có khá nhiều hình thức cho vay vốn đang được các ngân hàng đưa ra cho khách hàng lựa chọn.

Các hình thức cho vay vốn phổ biến dưới đây tại các ngân hàng giúp khách hàng hiểu rõ và chọn cho mình hình thức vay vốn phù hợp cụ thể.

1. Cho vay từng lần

Hình thức cho vay ngắn hạn, cho vay theo món khách hàng được ngân hàng cấp cho một khoản tiền cho một mục đích sử dụng vốn nhất định.
Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng (TCTD) và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.

2.Cho vay hợp vốn

hình thức cho vay vốn việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của doanh nghiệp.

3. Cho vay lưu vụ

Theo Thông tư 39, cho vay lưu vụ “Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm.
Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp”.
Cho vay lưu vụ khuyến khích các doanh nghiệp tham gia phát triển nông nghiệp
Đây là phương thức cho vay được Agribank đề xuất đưa vào Quy chế cho vay mới. Thực ra, cho vay lưu vụ đã được NHNN chấp thuận cho Agribank áp dụng từ nhiều năm trước đây với đối tượng cho vay là các khách hàng hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để thanh toán các khoản chi phí trồng, chăm sóc các loại cây trồng ngắn ngày có 2 vụ liền kề (ban đầu chủ yếu là cây lúa, sau bổ sung ngô, khoai, sắn, đậu,…).

4. Cho vay vốn theo hạn mức

Hình thức cấp tổ chức tín dụng của ngân hàng thương mại theo đó làm một bộ hồ sơ vay, vay vốn một lần nhất định với mức tín dụng ngân hàng và khách hàng thỏa thuận.
Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dư nợ này.

5. Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng

Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 năm.

Hạn mức tín dụng dự phòng thường được áp dụng trong trường hợp khách hàng muốn đảm bảo đầy đủ số vốn đầu tư cho dự án do mức vốn đầu tư cho dự án có khả năng tăng lên hoặc mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án không đủ so với dự kiến ban đầu hoặc khách hàng phải thanh toán các nghĩa vụ tài chính trong thời gian tới mà không dự kiến chính xác được.

6. Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán

Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán.
Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 năm. Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán hiện đang phổ biến tại các ngân hàng.

7. Cho vay quay vòng

Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá 01 (một) tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 tháng.

8. Cho vay tuần hoàn (Rollover)

Cho vay tuần hoàn hay việc tái tục/quay vòng khoản vay được thừa nhận rộng rãi trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, phương thức cho vay này từng được nhiều ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp tốt và có vòng quay vốn ngắn.
Cụ thể, theo khoản 8 Điều 27 của Thông tư 39, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay tuần hoàn đối với khách hàng với 4 điều kiện sau.
Thứ nhất, đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của khoản vay.
Thứ hai, tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
Thứ tư, trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng thì không được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.
Như vậy, về cơ bản, nếu ngân hàng và doanh nghiệp đáp ứng được 4 điều kiện trên thì có thể tiến hành cho vay tuần hoàn.
Tuy nhiên, do chưa có quy định cụ thể và lo ngại bị lợi dụng để che giấu nợ quá hạn nên ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã yêu cầu dừng phương thức cho vay tuần hoàn kể từ tháng 9/2014 qua công văn số 7059/NHNN-TTGSNH, sau đó tiếp tục nhắc nhở qua công văn 6960/NHNN-TTGSNH ngày 16/9/2016.

Xem thêm tại đây: Vay tiền bằng Sim số điện thoại VIETTEL tối đa được bao nhiêu?

No comments

Powered by Blogger.